VĂN BẢN QUẢN LÝ

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA NGƯỜI HỌC

12/08/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA NGƯỜI HỌC

(Trích Qui định của Khảo thí Số:   371/QĐ-ĐHTM-Khảo thí)

Hà Nội ngày 21 tháng 11 năm 2016

  1. Hình thức thi tự luận

– Số đề thi của ngân hàng đề thi một học phần: đảm bảo 30-40 đề thi không trùng trong phạm vi toàn bộ kiến thức đối với học phần < 2TC, 40-50 đề thi đối với học phần ³ 3TC.

– Mỗi đề thi tự luận phải đảm bảo tính hoàn chỉnh, chính xác, tính tổng hợp, tính vận dụng (phần liên hệ với thực tiễn theo định hướng đảm bảo không vượt quá 40% thang điểm), tính đồng đều về độ khó giữa các đề thi, tính tương thích với số tín chỉ và thời gian thi kết thúc học phần với quy định: 1TC: 60 phút, 2TC: 75 phút, ³ 3TC: 90 phút.

– Với học phần mới hoặc chưa đủ điều kiện biên soạn ngân hàng đề thi thì biên soạn bộ đề thi theo quy định: 5 đề thi/ lớp học phần và đảm bảo yêu cầu mỗi học phần phải có ít nhất 10 đề thi không trùng trong phạm vi kiến thức thuộc học phần.

  1. Hình thức thi trắc nghiệm

Đề thi trắc nghiệm có thể được biên soạn theo ba phương thức thi: trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm kết hợp và trắc nghiệm trên máy.

  1. a) Phương thức thi trắc nghiệm khách quan

– Phương thức thi trắc nghiệm khách quan là phương thức yêu cầu sinh viên/học viên làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bài thi (phiếu trả lời trắc nghiệm) được chấm trên máy chuyên dùng.

– Mỗi đề thi trắc nghiệm khách quan (đề thi gốc) bao gồm nhiều câu hỏi được chia thành ba nhóm: nhóm thứ nhất gồm các câu hỏi sao cho sinh viên có thể trả lời được mà không cần suy luận nhiều; nhóm thứ hai gồm các câu hỏi đòi hỏi sinh viên phải tổng hợp kiến thức và suy luận ở mức độ nhất định mới có thể chọn được đáp án đúng, nhóm thứ ba gồm các câu hỏi cần đến sự tính toán khi trả lời (câu hỏi định lượng). Đối với học phần không đòi hỏi tính toán thì có thể thay các câu hỏi ở nhóm thứ ba bằng các câu hỏi khác có độ khó tương đương. Số lượng câu hỏi cho mỗi đề thi trắc nghiệm khách quan là 50 câu hỏi/1 đề thi theo cách thức tổ hợp các câu hỏi giữa các nhóm câu hỏi trong ngân hàng theo quy định của bộ môn.

– Số lượng đề thi gốc tối thiểu cho một học phần được quy định như sau:

Đối với học phần 1TC: 3 đề thi gốc

Đối với học phần 2TC: 4 đề thi gốc

Đối với học phần >3TC: 5 đề thi gốc

– Về nội dung, đảm bảo tất cả các câu hỏi trong các bộ đề thi gốc không được trùng nhau.

– Thời gian thi kết thúc học phần: 60 phút

  1. b) Phương thức thi trắc nghiệm kết hợp

Phương thức thi trắc nghiệm kết hợp được triển khai theo yêu cầu kết hợp trắc nghiệm với tự luận ngắn. Sinh viên làm bài vào giấy thi. Bài thi được chấm như hình thức thi tự luận.

Đề thi trắc nghiệm kết hợp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

– Các đề thi phải khác nhau ít nhất 50% số câu hỏi trắc nghiệm, những câu hỏi giống nhau phải có trật tự khác nhau và đảm bảo có ít nhất 10 câu hỏi/1 dạng thức.

– Các câu hỏi tự luận trong các đề thi phải khác nhau. Tổng số điểm phần tự luận không vượt quá 50% thang điểm.

Số đề thi của ngân hàng đề thi một học phần: đảm bảo 30-40 đề thi không trùng trong phạm vi toàn bộ kiến thức đối với học phần < 2TC, 40-50 đề thi đối với học phần ³ 3TC.

Thời gian thi kết thúc học phần: < 2TC: 60 phút, > 3TC: 75 phút.

  1. c) Phương thức thi trắc nghiệm trên máy

– Phương thức thi trắc nghiệm trên máy là phương thức yêu cầu sinh viên thao tác trả lời các câu hỏi trên máy tính. Kết quả trả lời được chấm tự động và hiện ra trên máy ngay sau khi sinh viên kết thúc làm bài.

– Ngân hàng câu hỏi của mỗi học phần gồm 150-250 câu hỏi không trùng trong phạm vi toàn bộ kiến thức thuộc học phần, được chia thành ba nhóm: nhóm thứ nhất gồm các câu hỏi sao cho sinh viên có thể trả lời được mà không cần suy luận nhiều, nhóm thứ hai gồm các câu hỏi đòi hỏi sinh viên phải tổng hợp kiến thức và suy luận ở mức độ nhất định mới có thể chọn được đáp án đúng, nhóm thứ ba gồm các câu hỏi cần đến sự tính toán khi trả lời (câu hỏi định lượng). Đối với học phần không đòi hỏi tính toán thì có thể thay các câu hỏi ở nhóm thứ ba bằng các câu hỏi khác có độ khó tương đương.

– Mỗi đề thi gồm 50 câu hỏi được máy lựa chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi theo cách thức tổ hợp các câu hỏi giữa các nhóm câu hỏi trong ngân hàng theo quy định của bộ môn.

– Thời gian thi kết thúc học phần: 60 phút

  1. Hình thức thi vấn đáp

Căn cứ vào số lượng sinh viên các lớp thảo luận của lớp học phần và theo yêu cầu của tổ chức thi vấn đáp, ngân hàng đề thi được biên soạn theo quy định như sau:

– Số lượng đề thi: 20-50 đề thi/1 học phần

– Sau khi bốc đề thi, mỗi sinh viên có thời gian chuẩn bị tối đa 20 phút trước khi trả lời các câu hỏi của giảng viên chấm thi.

Lưu ý: Việc áp dụng hình thức thi kết thúc học phần phải căn cứ vào yêu cầu giảng dạy học phần và điều kiện cụ thể của địa bàn giảng dạy lớp học phần và do Hiệu trưởng quyết định theo đề nghị của các bộ môn.

Các học phần kỹ năng, thực hành, học phần giáo dục thể chất không tổ chức thi kết thúc học phần, giảng viên giảng dạy chịu trách nhiệm tổ chức chấm các bài thực hành của sinh viên theo phân công của Trưởng bộ môn/Trưởng học phần và lập bảng điểm theo quy định.

  1. Tổ chức quản lý sử dụng ngân hàng đề thi cho các trình độ, các hệ, các hình thức đào tạo, theo các hình thức thi trong các kỳ thi

2.1. Trong vòng 3 tuần đầu mỗi năm học, Trưởng bộ môn/Trưởng học phần tổ chức để các giảng viên tham gia rà soát chỉnh sửa hoặc loại bỏ các đề thi cũ không còn phù hợp và biên soạn bổ sung đề thi mới (không quá 30% số lượng đề thi của ngân hàng đề thi). Sau đó, Trưởng bộ môn/Trưởng học phần hoặc người được uỷ quyền nộp ngân hàng đề thi mới (đã chỉnh sửa, loại bỏ một số đề thi cũ và bổ sung một số đề thi mới) của các học phần do bộ môn phụ trách cho Phòng KT&ĐBCLGD, dưới 2 dạng: bản in (Trưởng bộ môn/Trưởng học phần ghi ngày nộp, ký và ghi rõ họ tên vào mặt sau của mỗi đề thi và cho vào túi đựng ngân hàng đề thi) và file dữ liệu. Giữa bản in và file dữ liệu bộ đề thi phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung, Phòng KT&ĐBCLGD chỉ nhận bộ đề thi khi có đủ bản in và file dữ liệu. Kèm theo ngân hàng đề thi mới, Trưởng bộ môn/Trưởng học phần nộp bản kê số lượng đề thi biên soạn mới, đề thi chỉnh sửa theo các học phần để Phòng KT&ĐBCLGD xác nhận khối lượng thanh toán việc biên soạn đề thi theo các học phần. Việc tiếp nhận ngân hàng đề thi mới sẽ kết thúc vào cuối tuần thứ 3 kể từ khi bắt đầu năm học.

Đối với các học phần giảng dạy bằng tiếng nước ngoài, Trưởng nhóm học phần nộp ngân hàng đề thi/bộ đề thi, kèm theo bản dịch tiếng Việt cho Phòng KT&ĐBCLGD.

Đối với học phần giảng lần đầu, trước khi bắt đầu giảng dạy học phần, Trưởng bộ môn/Trưởng học phần hoặc người được uỷ quyền nộp bộ đề thi cho Phòng KT&ĐBCLGD theo quy định.

Trong mọi trường hợp, Trưởng bộ môn/Trưởng học phần phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác, cập nhật, công bằng của các đề thi và đảm bảo yêu cầu về số lượng đề thi của các ngân hàng đề thi/bộ đề thi theo quy định.

2.2. Trong vòng 3 tuần đầu mỗi học kỳ, các đơn vị quản lý lớp học phần (Phòng Quản lý đào tạo, Khoa Tại chức, Khoa Sau đại học, Khoa Đào tạo quốc tế) chuyển cho Phòng KT&ĐBCLGD lịch thi dự kiến, trong đó có số lượng sinh viên dự kiến theo từng phòng thi của mỗi lớp học phần (số lượng sinh viên không vượt quá 120 SV/1 phòng thi).

Đối với các lịch thi khác, các đơn vị quản lý lớp học phần chuyển lịch thi cho Phòng KT&ĐBCLGD chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày lấy đề thi (theo quy định ở Điều 7)

  1. 4. Chấm điểm đổi mới phương pháp học tập

Việc chấm điểm thảo luận (điểm đổi mới phương pháp học tập) được thực hiện như sau:

– Giảng viên đánh giá và chấm điểm chung cho cả nhóm (điểm trung bình):

 

 

Giảng viên tính điểm thưởng cho nhóm có tổ chức sinh hoạt nhóm đúng yêu cầu chất lượng và cho các sinh viên tham gia tích cực giờ thảo luận nhóm theo hướng dẫn của giảng viên.

– Nhóm thảo luận tổ chức họp để bình xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ và đóng góp vào kết quả chung của nhóm, và việc chấp hành sinh hoạt nhóm của từng thành viên, từ đó lập danh sách xếp loại các thành viên nhóm theo 3 mức, làm cơ sở để giảng viên tham khảo khi cho điểm từng sinh viên: Mức 1 (loại A) – Nhiệt tình, tích cực, có nhiều đóng góp, được cộng thêm tối đa 02 điểm so với điểm trung bình của nhóm; Mức 2 (loại B) – Tham gia ở mức độ trung bình, cho điểm bằng điểm trung bình của nhóm; Mức 3 (loại C) – Tham gia không tích cực, thụ động, ít đóng góp, bị trừ đi tối đa 02 điểm. Trường hợp không tham gia, không chấp hành phân công của nhóm, yêu cầu nhóm trưởng báo cáo giảng viên xử lý theo quy chế cho 0 điểm đổi mới phương pháp học tập.

– Giảng viên xem xét chấm điểm đổi mới phương pháp học tập cho từng sinh viên (theo nguyên tắc như chấm điểm toàn bài thi kết thúc học phần) và công bố công khai.

  1. 5. Đánh giá điểm học phần
  2. Đối với các học phần lý thuyết và học phần lý thuyết + thực hành

Điểm học phần được tổng hợp từ các điểm thành phần với trọng số được quy định như sau:

 

STT

Điểm thành phầnVới bậc ĐH chính quyVới bậc ĐH VLVHVới bậc SĐH
1Điểm chuyên cần0,10,10,1
2Điểm thực hành0,30,20,3
3Điểm thi kết thúc học phần0,60,70,6

 

5.1. Điểm chuyên cần được phân định theo hệ và trình độ đào tạo như sau:

Đối với đại học chính quy và sau đại học, điểm chuyên cần được chấm căn cứ vào ý thức học tập trên lớp và số tiết vắng mặt của sinh viên theo các mức sau:

– Vắng mặt trên lớp từ 0 -10% số tiết quy định của học phần: 8 – 10 điểm

– Vắng mặt trên lớp từ  trên 10 – 20% số tiết quy định của học phần: 5 – 7,5 điểm

– Vắng mặt trên lớp từ  trên 20 – 30% số tiết quy định của học phần: 3 – 4,5 điểm

– Vắng mặt trên lớp từ  trên 30 –  40% số tiết quy định của học phần: 0,5 – 2,5 điểm

– Vắng mặt trên 40% số tiết quy định của học phần: 0 điểm

Đối với hệ vừa làm vừa học, điểm chuyên cần được chấm theo các mức sau:

– Vắng mặt trên lớp từ 0 – 10% số tiết quy định của học phần: 6,5 – 10 điểm

– Vắng mặt trên lớp từ  trên 10 – 25% số tiết quy định của học phần: 0,5 – 6 điểm

– Vắng mặt trên 25% số tiết quy định của học phần: 0 điểm

Nếu sinh viên bị khiển trách 2 lần (do vào lớp muộn đến 15 phút) hoặc bị cảnh cáo 1 lần (do vào lớp muộn quá 15 phút), nói chuyện riêng gây mất trật tự, ngủ, viết bậy, không tuân thủ điều hành của giáo viên sẽ hạ một bậc; nếu bị đình chỉ học tập buổi học 1 lần sẽ hạ 2 bậc. Một bậc điểm chuyên cần ứng với từ 1 đến 2 điểm, do giảng viên quyết định căn cứ tính chất vi phạm và thái độ của sinh viên.

– Điểm chuyên cần được chấm theo nguyên tắc như chấm điểm toàn bài thi kết thúc học phần.

5.2. Điểm thực hành là điểm tích hợp từ các điểm bộ phận: điểm kiểm tra giữa học phần; điểm đổi mới phương pháp học tập; điểm tiểu luận (nếu có).

– Điểm kiểm tra giữa học phần

+ Khuyến khích các bộ môn tổ chức kiểm tra nhanh theo hình thức trắc nghiệm khách quan

+ Số lượng bài kiểm tra giữa học phần theo quy định: học phần 1- 2 TC có 1 bài kiểm tra, học phần > 3TC: 2 bài kiểm tra

+ Các bài kiểm tra tùy hình thức có thời gian từ 15 – 20 phút đối với bài trắc nghiệm và 45 phút đối với bài tự luận, được chấm như điểm toàn bài thi kết thúc học phần.

+ Việc ra đề kiểm tra và chấm điểm bài kiểm tra do giảng viên phụ trách học phần đảm nhiệm dưới sự kiểm tra, giám sát của Trưởng bộ môn/Trưởng học phần và đảm bảo yêu cầu theo quy định.

Đối với học phần lý thuyết, điểm thực hành là điểm kiểm tra giữa học phần theo quy định.

Trường hợp sinh viên tự học có sự hướng dẫn, điểm chuyên cần được đánh giá thông qua việc chấp hành đúng kỳ hạn, đúng nhiệm vụ đề ra trong quy định của học phần và quy định của bộ môn.

– Điểm đổi mới phương pháp học tập được chấm theo quy định.

  1. Đối với các học phần thực hành (gồm các học phần bắt buộc có nội dung thực hành, phân tích tình huống, kế toán trên máy vi tính, học phần giáo dục thể chất; các học phần tự chọn thuộc nhóm phát triển kỹ năng)

Điểm học phần được tổng hợp từ hai điểm thành phần: thứ nhất: điểm chuyên cần và đổi mới phương pháp học tập, với trọng số là 0,3 và thứ hai: điểm trung bình các bài thực hành, trọng số 0,7.

– Điểm chuyên cần và điểm đổi mới phương pháp học tập được chấm theo quy định, sau đó xác định điểm thành phần thứ nhất bằng số trung bình cộng của chúng. Riêng đối với các học phần giáo dục thể chất, điểm thành phần thứ nhất chỉ bao gồm điểm chuyên cần.

– Điểm trung bình các bài thực hành được xác định bằng số trung bình cộng của điểm tất cả các bài thực hành trong chương trình.

  1. Cách tính điểm học phần

– Sinh viên chỉ được tính điểm học phần nếu không vi phạm điều kiện dự thi kết thúc học phần.

– Điểm học phần được tính theo công thức sau:

Đhp  = å ĐiKi

Trong đó:   Đhp: Điểm học phần, chấm chính xác đến 1 chữ số thập phân.

Đi: Điểm thành phần i

Ki: Trọng số điểm thành phần i

  1. 6. Tổ chức các kỳ thi kết thúc học phần
  2. Đối với đại học chính quy

– Cuối mỗi học kỳ, Trường chỉ tổ chức một kỳ thi kết thúc học phần. Trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định

– Sinh viên có đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần phải dự thi theo đúng lịch của kỳ thi. Nếu thi không đạt phải đăng ký học lại theo quy định.

– Sinh viên không đủ điều kiện dự thi hoặc vắng mặt không có lý do chính đáng khi thi kết thúc học phần nào đó theo lịch của kỳ thi, sẽ phải nhận điểm 0 đối với học phần đó để tính điểm trung bình chung tích lũy, xét điều kiện buộc thôi học và phải đăng ký học lại theo quy định. Nếu vắng thi có lý do chính đáng và được Trưởng phòng Quản lý đào tạo cho phép thì sinh viên được dự thi kết thúc học phần ở kỳ thi tiếp theo (nếu có lịch thi học phần đó).

  1. Đối với hệ vừa làm vừa học và sau đại học

– Xen kẽ thời gian giảng dạy các học phần, Trường tổ chức thi kết thúc các học phần đã học trước đó cho các sinh viên đủ điều kiện dự thi. Với mỗi học phần đủ điều kiện dự thi, sinh viên được dự thi tối đa 3 lần (nếu lần 1, lần 2 không đạt) theo đúng lịch thi của Trường.

– Sinh viên vắng mặt không có lý do chính đáng khi thi kết thúc học phần theo lịch thi sẽ bị nhận điểm 0. Nếu có lý do chính đáng được xin hoãn thi đến kỳ thi tiếp theo. Hiệu trưởng quy định điều kiện và thủ tục cho sinh viên hoãn thi.

– Sinh viên không đủ điều kiện dự thi, thi 3 lần vẫn không đạt đối với học phần nào đó, thì phải đăng ký học lại theo quy định (hình thức học lại do Hiệu trưởng quy định).

Đối với đại học liên thông, việc thi kết thúc học phần được áp dụng như đối với đại học chính quy hay đại học vừa học vừa làm, tương ứng với hình thức đào tạo.

  1. 7. Tổ chức chấm báo cáo thực tập tổng hợp và khóa luận tốt nghiệp

Việc xét duyệt đề tài, định mức hướng dẫn, quy trình, trách nhiệm hướng dẫn và quản lý sinh viên của giảng viên hướng dẫn; việc chấm báo cáo thực tập tổng hợp và khóa luận tốt nghiệp được thực hiện theo quy định riêng.

Nghiêm cấm sinh viên có hành vi sao chép khóa luận tốt nghiệp dưới mọi hình thức. Nếu sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.

  1. 8. Một số quy định khác
  2. Lập và thanh tra Bảng điểm toàn khóa:

– Phòng Quản lý đào tạo chịu trách nhiệm lập, kiểm tra và ký xác nhận Bảng điểm toàn khóa đối với đại học chính quy, giao Thanh tra chấp hành quy chế đào tạo kiểm tra và lập biên bản xác nhận trước khi xét tốt nghiệp.

– Khoa Tại chức chịu trách nhiệm lập, kiểm tra và ký xác nhận Bảng điểm toàn khóa đối với hệ vừa làm vừa học, giao Thanh tra chấp hành quy chế đào tạo kiểm tra và lập biên bản xác nhận trước khi xét tốt nghiệp.

– Khoa Sau đại học chịu trách nhiệm lập, kiểm tra và ký xác nhận Bảng điểm toàn khóa đối với cao học và NCS, giao Thanh tra chấp hành quy chế đào tạo kiểm tra và lập biên bản xác nhận trước khi xét tốt nghiệp.

– Khoa Đào tạo quốc tế chịu trách nhiệm lập, kiểm tra và ký xác nhận Bảng điểm toàn khóa đối với các lớp liên kết đào tạo quốc tế, giao Thanh tra chấp hành quy chế đào tạo kiểm tra và lập biên bản xác nhận trước khi xét tốt nghiệp.

  1. Thời gian nộp Bảng điểm toàn khóa cho Ban Giám hiệu (các Phó hiệu trưởng phụ trách các trình độ, hệ và hình thức đào tạo) tối thiểu trước thời điểm xét tốt nghiệp 10 ngày làm việc.